Theo đó, bà Huyền cho rằng việc quyết định tội danh và mức hình phạt của TAND TP.HCM là chưa phù hợp với bản chất và sự thật khách quan của vụ án, điều đó đã đẩy bà vào con đường tù tội một cách oan ức.
Vì thế, bà làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa Tối cao xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm để từ đó đánh giá đúng về tội danh và đưa ra mức hình phạt cho phù hợp với thực tế.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2002 - 2006, lợi dụng lúc công ty Vifon đang trong giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Huyền (lúc này đang giữ chức Phó Tổng giám đốc) đã câu kết với ông Nguyễn Bi (SN 1949, ngụ Q.Phú Nhuận, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vifon) lập nhiều phiếu chi khống nhằm biển thủ tiền của Nhà nước và các cổ đông đóng góp vốn. Sau đó, 2 vị lãnh đạo này tìm cách hợp thức hóa thành tiền cá nhân rồi rút ra chiếm đoạt.
Nguyễn Thanh Huyền với vai trò chủ mưu đã lợi dụng chức vụ và nhiệm vụ được giao đã chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện việc lập nhiều chứng từ, phiếu chi giả mạo chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng của Nhà nước và hơn 1,3 tỷ của các cổ đông đóng góp vốn vào Vifon. Huyền còn là đồng phạm tích cực cho Bi chiếm đoạt gần 2,3 tỷ đồng của cổ đông.
Các bị cáo Đàm Tú Liên (SN 1961, nguyên Kế toán trưởng), Dương Thị Mẫn (SN 1947, nguyên Kế toán thanh toán) và Ka Thị Thu Hồng (SN 1957, nguyên thủ quỹ) tuy biết việc Huyền và Bi có nhiều sai phạm nhưng vẫn tích cực giúp sức cho 2 "sếp" chiếm đoạt số tiền lớn. Theo giám định của cơ quan điều tra, các bị cáo đã gây thiệt hại 18,2 tỷ đồng của Nhà nước và các cổ đông.
Nguyễn Bi lãnh 15 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, 7 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp mức hình phạt là 22 năm tù. Liên lãnh 8 năm tù, Mẫn và Hồng cùng lãnh 7 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế, bà làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa Tối cao xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm để từ đó đánh giá đúng về tội danh và đưa ra mức hình phạt cho phù hợp với thực tế.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2002 - 2006, lợi dụng lúc công ty Vifon đang trong giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Huyền (lúc này đang giữ chức Phó Tổng giám đốc) đã câu kết với ông Nguyễn Bi (SN 1949, ngụ Q.Phú Nhuận, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vifon) lập nhiều phiếu chi khống nhằm biển thủ tiền của Nhà nước và các cổ đông đóng góp vốn. Sau đó, 2 vị lãnh đạo này tìm cách hợp thức hóa thành tiền cá nhân rồi rút ra chiếm đoạt.
Nguyễn Thanh Huyền với vai trò chủ mưu đã lợi dụng chức vụ và nhiệm vụ được giao đã chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện việc lập nhiều chứng từ, phiếu chi giả mạo chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng của Nhà nước và hơn 1,3 tỷ của các cổ đông đóng góp vốn vào Vifon. Huyền còn là đồng phạm tích cực cho Bi chiếm đoạt gần 2,3 tỷ đồng của cổ đông.
Các bị cáo Đàm Tú Liên (SN 1961, nguyên Kế toán trưởng), Dương Thị Mẫn (SN 1947, nguyên Kế toán thanh toán) và Ka Thị Thu Hồng (SN 1957, nguyên thủ quỹ) tuy biết việc Huyền và Bi có nhiều sai phạm nhưng vẫn tích cực giúp sức cho 2 "sếp" chiếm đoạt số tiền lớn. Theo giám định của cơ quan điều tra, các bị cáo đã gây thiệt hại 18,2 tỷ đồng của Nhà nước và các cổ đông.
Các bị cáo trước vành móng ngựa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 21 - 27/11, đây là một trong 10 “đại án” tham nhũng được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Kết thúc phiên tòa, TAND TP.HCM đã tuyên án Nguyễn Thị Thanh Huyền 20 năm tù về tội Tham ô, 15 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp mức hình phạt là 30 năm tù giam.Nguyễn Bi lãnh 15 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, 7 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp mức hình phạt là 22 năm tù. Liên lãnh 8 năm tù, Mẫn và Hồng cùng lãnh 7 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
10 “đại án” tham nhũng được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014: 1. Vụ tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II) - thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Vụ án này đã đưa ra xét xử vào ngày 6/11 và tuyên án vào chiều 15/11. 2. Vụ tham nhũng tại công ty Vifon Việt Nam. 3. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) do Dương Chí Dũng cầm đầu. 4. Vụ án kinh tế xảy ra tại công ty dệt Kim Phương Đông và một chi nhánh Ngân hàng Agribank tại TP.HCM. 5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu. 6. Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Nông. 7. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn và lừa đảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 8. Vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên). 9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank. 10. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). |
Theo Khắc Thành (Tri Thức Trực Tuyến)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét