Các nhà khoa học và lực lượng cảnh sát đang tiếp tục tìm kiếm xác chị Huyền trên sông Hồng bằng phương pháp đo địa bức xạ (bức xạ dưới lòng đất).
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng và thiết bị đo địa bức xạ trên sông Hồng. Ảnh: GTVT.
|
Hôm nay là ngày thứ ba, ông Vũ Văn Bằng, chuyên gia tia đất cùng các
đồng nghiệp tình nguyện tham gia cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vụ
thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác khách hàng. Khu vực tìm kiếm là dọc sông
Hồng dài khoảng 10 km từ cầu Thanh Trì đến địa phận Văn Giang (Hưng
Yên) và dự kiến kéo dài trong ba ngày nữa.
"Phương pháp dùng máy địa bức xạ là phương pháp dựa trên cơ sở khoa
học, không phải mới. Nó từng được sử dụng để tìm những thứ ở dưới mặt
đất như khoáng sản có ích, quặng mỏ, kể cả khảo cổ, đặc biệt là tìm mồ
mả, hài cốt", ông Bằng cho hay.
Tia đất - địa bức xạ là một dạng vật chất bao gồm tất cả những tia phát ra từ vỏ cứng của Trái đất và lan tỏa lên mặt đất dưới dạng bức xạ - dạng trường, nói cách khác, đó là những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau từ dưới đất. Đó chính là một trong những thành phần của môi trường sống. |
Theo ông Bằng, mỗi dạng vật chất đều sản sinh từ trường, xác
người càng có bức xạ từ trường lớn, vì thế máy đo bức xạ sẽ phát tín
hiệu nếu thấy xác người.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, cả nhóm đã phát hiện ra khá nhiều
thi thể dưới lòng sông và rất khó xác định đâu là thi thể của chị Huyền.
"Trên đoạn sông Hồng chúng tôi phát hiện tới 30-40 cái xác bằng máy đo
địa bức xạ, vì vậy, nhóm phải xác lập hành trình tìm kiếm để tìm chính
xác mục tiêu", ông Bằng nói.
Ông Bằng nhận định, đây là phương pháp rất khả quan vì còn kết hợp với
hiểu biết về tự nhiên, vật lý cơ học của dòng chảy bồi lắng.
Phương pháp này trước đây từng tìm ra xe khách bị trôi tại Hà Tĩnh và
xác của lái xe năm 2010; hay tìm ra thi thể thanh niên bị vùi trong cát
vụ nhảy cầu tự tử ở Vĩnh Phúc.
Hương Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét